Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Ấm tử sa Nghi Hưng – những thông tin chưa từng gợi mở

Xưa nay vẫn thế, dẫu bao thế hệ đã qua đi thì tập tục uống trà vẫn cứ dung dị song hành trong đời sống người Việt Nam cũng như người dân phương Đông. Vẫn là những câu chuyện về đời sống  hàng ngày trong làng phố, quê hương, vẫn là ấm tử sa Nghi Hưng nghi ngút hương trà trầm bổng giữa phố thị vội vàng. Như chính thần thái mang trên mình, từ những ngày đầu tiên xuất hiện trong nghệ thuật thưởng trà đến nay, ấm tử sa trầm lắng nhưng luôn mang một sức mạnh tiềm tàng ẩn trong vẻ đẹp thanh thoát được trà nhân ưa chuộng hơn hẳn những kiểu ấm trà khác. Lý do tại sao chiếc ấm bé nhỏ ấy lại có khả năng cuốn hút, trở nên quý giá vẫn luôn là những thông tin bỏ ngỏ trong giới thưởng trà trẻ sau này.

Xem thêm:





Đâu mới là nguồn gốc của ấm tử sa?

Ngồi xuống nghe câu chuyện về ấm tử sa Nghi Hưng của nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng, người uống trà trẻ sẽ có thể hiểu rõ hơn về loại trà cụ được ví như tinh hoa của trời đất này. Tương truyền 5000 năm trước, danh sĩ đại tài của nước Việt là Phạm Lãi, sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn diệt nước Ngô đã rời đến vùng Nghi Hưng ở ẩn, lấy làm gốm là thú vui tiêu khiển cùng gia đình, bạn bè. Tình cờ, Phạm Lãi khám phá được khả năng ẩn chứa bên trong những chiếc ấm làm từ chất đất tử sa của dãy núi Hoàng Long Sơn. Một hương vị khó tả của những chén trà đầy sức cuốn hút nhưng lại có tác dụng thanh tịnh được đầu óc, tâm hồn người uống. Bạn bè của Phạm Lãi còn đánh giá rằng có một luồng sức mạnh truyền đi đến từng tế bào cơ thể khiến họ minh mẫn lạ thường, trút bỏ được mệt mỏi của thời thế lúc bấy giờ. Kể từ khi Phạm Lãi và những người bạn của mình sử dụng ấm trà tử sa Nghi Hưng, cuộc sống ở đây trở nên bình dị, yên ổn hơn, ấm trà mỗi sáng dường như đem lại sức khỏe, may mắn trong công việc suôn sẻ của mỗi gia đình. Người đời tương truyền tính cao đẹp củ tạo hóa ngụ trong ấm tử sa được đánh thức bởi nguồn nhiệt nước nóng đã khởi nguồn cho dòng sinh khí phong thủy tốt đến gia đình.

Sự vô giá của ấm tử sa



Sau này, ấm tử sa Nghi Hưng trở thành một trong tứ bảo vật của các triều đại Trung Hoa. Hàng năm, những vật phẩm đẹp nhất do chính tay các nghệ nhân làm thử công sẽ trở thành cống phẩm cho triều đình và trở nên đắt giá hơn cả nếu có một phiên bản nào khác ra đời. Các vị vua của Trung Quốc rất trân trọng ấm tử sa này vì đây là trà cụ giúp cho họ có sức mạnh và đường lối trị vị đất nước hùng mạnh hơn bên cạnh chén trà ngon mỗi ngày. Những ấm trà còn được lưu truyền đến ngày này đều được trưng bày ở bảo tàng văn hóa nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc nhưng số lượng này rất ít. Phải chăng vì lẽ đó mà Trung Quốc đang ngày càng phát triển, vươn xa so với các quốc gia trên thế giới.

Cho đến hôm nay, ấm tử sa không còn của riêng những người uống trà xưa nữa, tính nghệ thuật và giá trị của ấm tử sa Nghi Hưng được người uống trà trên mọi miền thế giới đón nhận và trân trọng là nét văn hóa thế giới cần được bảo tồn. Người người đều mong muốn một lần sở hữu hương vị trà cuốn hút không tưởng của ấm trà tử sa này là lý do cho sự bùng nổ những xưởng, nhà máy làm ấm tử sa. Đơn cử ở Việt Nam, một nghệ nhân của Bát Tràng đã nghiên cứu cho ra loại đất có tính chất tương tự với tử sa để làm ấm. Lâu dần, chúng ta dễ bị ngộ nhận rằng ấm tử sa Bát Tràng là ấm tử sa. Tuy nhiên, duy nhất ấm tử sa có nguồn gốc từ chất đất tử sa của vùng Nghi Hưng mới được công nhận là ấm thật và có năng lực phát huy sức mạnh phong thủy tiềm tàng bên trong đấy. Giữa hàng triệu chiếc ấm được sản xuất ra mỗi năm như hiện nay và sự thiếu hụt thông tin cần thiết này dễ khiến người dùng vướng vào cái bẫy của người bán khi không phân biệt được đâu là ấm thật giả hoặc nhìn nhận giá trị của ấm không đúng thực tế.  

Nghệ thuật tạo hình ấm tử sa



Ấm tử sa ban đầu cũng có tạo hình đơn thuần như những ấm trà thông dụng khác nhưng đi cùng năm tháng, qua sự sáng tạo và đôi tay khéo léo của những bậc thầy ấm tử sa Nghi Hưng, nghệ thuật làm ấm này đã đưa ra những tuyệt tác để đời không một khuôn khổ nào có thể đánh bật được. Ngoài vẻ đẹp hoàn mỹ đó, ấm tử sa luôn đảm bảo các công năng như rót nghiêng ấm ở góc nghiêng 90 độ mà không hề lo rơi nắp ấm. Vì lẽ đó mà nắp ấm tử sa không cần đến sợi dây “xiềng xích” bảo vệ như những loại ấm khác.  Miệng vòi và mặt thoáng ấm phải luôn trên cùng mặt phẳng, trà không bị tràn ra vòi, cho dòng nước xoáy vặn lung linh, dòng nước kép,… chính là những tiêu chuẩn khắt khe mà ấm tử sa nào cũng phải đặt được nếu muốn đạt được danh tiếng trong giới thưởng trà.

Ấm tử sa được mệnh danh là nguồn sinh phong thủy an lành trên bàn trà nên nghệ thuật trang trí ấm cũng cầu kỳ hơn hẳn. Những hoạt tiết luôn thấm triết lý sâu xa dựa trên các chuẩn mực đạo đức, lẽ sống cũng như ước nguyện trong đời người. Người nghệ nhân luôn phối hợp hình dáng ấm tử sa và truyền ngụ ý phong thủy trên nền chất liệu đất tử sa để mang đến những chiếc ấm may mắn cho người dùng. Bởi vậy, ngoài dòng sản phẩm ấm tử sa thượng hạng được sản xuất từ tử sa Nghi Hưng của nhà máy gốm sứ Trung Ương Trung Quốc thì người dùng ấm hay chơi ấm đặc biệt chú trọng đến những chiếc ấm cho chính tay các nghệ nhân chế tạo thủ công. Ví như, nghệ nhân làm ấm tử sa Lý Tiểu Lộ - cháu gái của nghệ nhân Lý Xương Hồng – cố chủ tịch hội văn hóa nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc – vừa giới thiệu đến người yêu trà dáng ấm Tây Thi Chan Tao phỏng theo hình bầu ngực này Tây Thi thời xưa. Một hình tượng như vậy nhưng dưới bàn tay của Tiểu Lộ lại trở thành tuyệt tác ấm tử sa với đường nét thanh thoát xiêu lòng người ngắm.

Tổng hợp tin tức tại: quatangtangia321.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét